Giới thiệu về Saga Pattern trong microservices

Mô hình Saga đưa ra một giải pháp có cấu trúc để giải quyết thách thức này. Nó cung cấp một phương pháp có hệ thống để quản lý transaction qua nhiều microservices. Điều này giải quyết những phức tạp của các transaction phân tán và hoàn toàn tương thích với các nguyên tắc của kiến trúc microservices, được đặc trưng bởi sự kết nối lỏng lẻo và khả năng triển khai độc lập của các service.
Giới thiệu về Saga Pattern trong microservices
Giới thiệu về Saga Pattern trong microservices

Các ứng dụng monolithic truyền thống chủ yếu phụ thuộc vào các thuộc tính ACID để duy trì tính toàn vẹn dữ liệu. Tuy nhiên, khi các ứng dụng trở nên phức tạp hơn, nhược điểm của mô hình monolithic trở nên rõ ràng hơn. Trong khi kiến trúc microservices hiệu quả trong việc giải quyết nhiều hạn chế này, nó cũng mang lại một thách thức lớn trong việc quản lý transaction và đảm bảo tính nhất quán dữ liệu trên nhiều hệ thống database và service độc lập.

Mô hình SAGA đưa ra một giải pháp có cấu trúc để giải quyết thách thức này. Nó cung cấp một phương pháp có hệ thống để quản lý transaction qua nhiều microservices. Điều này giải quyết những phức tạp của các transaction phân tán và hoàn toàn tương thích với các nguyên tắc của kiến trúc microservices, được đặc trưng bởi sự kết nối lỏng lẻo và khả năng triển khai độc lập của các service.

 

ACID là gì

ACID (viết tắt của Atomicity, Consistency, Isolation, Durability) là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực cơ sở dữ liệu và kiến trúc ứng dụng, nơi các chuyên gia thường tập trung đánh giá khi xem xét các hệ thống này. Để đảm bảo độ tin cậy của một cơ sở dữ liệu, cần phải đạt được cả bốn thuộc tính quan trọng này.

Atomicity đề xuất một transaction làm tất cả hoặc không làm gì cả. Điều này đảm bảo rằng khi một transaction liên quan đến hai hoặc nhiều xử lý, thì một là tất cả đều xử lý thành công - hoặc không có xử lý nào được thực hiện.

Consistency đảm bảo rằng một transaction không bao giờ chấp nhận trạng thái không đồng nhất trong cơ sở dữ liệu. Thuộc tính này , hoặc là tạo ra toàn bộ trạng thái mới hoặc revert tất cả các xử lý để quay về trạng thái ban đầu, đảm bảo không bao giờ xuất hiện trạng thái không ổn định.

Isolation duy trì sự tách rời giữa các transaction cho đến khi chúng hoàn tất. Điều này đảm bảo rằng hai hoặc nhiều transaction không bao giờ conflict, ngăn chặn việc tạo ra dữ liệu không chính xác hoặc không thống nhất.

Durability đảm bảo rằng cơ sở dữ liệu theo dõi các thay đổi một cách an toàn để máy chủ có thể khôi phục từ một kết thúc bất thường. Thuộc tính này đảm bảo rằng dữ liệu sẽ không bị mất trong trường hợp lỗi hoặc khởi động lại dịch vụ, giữ cho dữ liệu luôn sẵn sàng trước khi xảy ra sự cố.

 

Tại sao chúng ta cần mô hình Saga?

Kiến trúc Microservices cho phép chúng ta phát triển và duy trì các application service cũng như database của chúng một cách riêng biệt. Tuy nhiên, với sự phức tạp của yêu cầu hiện đại, việc thay đổi dữ liệu có thể cần phải lan truyền và cập nhật qua nhiều service.

Mô hình Saga là một kiểu thiết kế kiến trúc trong lĩnh vực microservices, nơi các service nhỏ và độc lập tương tác với nhau thông qua các event. Mô hình Saga giải quyết vấn đề của quản lý transaction phân tán và giúp đảm bảo tính nhất quán trong hệ thống.


Ví dụ: Hệ thống đặt hàng trực tuyến

Giả sử bạn đang xây dựng một hệ thống đặt hàng trực tuyến dựa trên kiến trúc microservices. Có hai dịch vụ chính là OrderService PaymentService.

  1. Khởi tạo Đặt hàng:
    • Khi người dùng tạo đơn hàng mới, dịch vụ OrderService bắt đầu quá trình xác nhận đơn hàng và kiểm tra tính khả dụng của sản phẩm.
    • Sau khi xác nhận, nó phát ra một sự kiện ORDER_CONFIRMED.
  2. Thanh toán:
    • Dịch vụ PaymentService nghe sự kiện ORDER_CONFIRMED và bắt đầu quá trình thanh toán.
    • Sau khi thanh toán thành công, nó phát ra sự kiện "PAYMENT_PROCESSED".
  3. Xác nhận hoàn tất:
    • Dịch vụ OrderService lắng nghe event PAYMENT_PROCESSED và xác nhận đơn hàng đã hoàn tất.
    • Nếu có vấn đề nào đó, nó phát ra event ORDER_CONFIRMED_ERROR.

Trong mô hình Saga, mỗi bước trong quá trình này có thể được thực hiện bởi một microservice riêng biệt. Nếu có lỗi xảy ra ở bất kỳ bước nào, mô hình Saga giúp đảm bảo rằng hệ thống không rơi vào trạng thái không nhất quán.

Chúng ta cần một cơ chế thông báo và điều phối tập trung để đảm bảo tất cả các transaction được thực hiện thành công, và đó là nơi mô hình Saga xuất hiện.

Mô hình Saga giúp hệ thống microservices trở nên linh hoạt hơn và dễ quản lý khi cần xử lý các sự cố và bảo đảm tính nhất quán trong quá trình giao tiếp giữa các service.

Nếu có lỗi xảy ra trong quá trình thanh toán, mô hình Saga có thể thực hiện các bước hoàn tác (compensation) để đảm bảo rằng đơn hàng không được xác nhận mà chưa được thanh toán thành công.

 

SAGA pattern là gì

Mô hình Saga là một mẫu thiết kế được sử dụng để quản lý transaction và đảm bảo tính nhất quán dữ liệu qua nhiều service trong một hệ thống phân tán (distributed system), đặc biệt là trong kiến trúc microservices.

Biểu đồ dưới đây chứa các rollback events được đánh dấu đỏ, đó là một phần của quy trình làm việc của Orchestration-Based Saga:

saga-introduction.jpeg

Những event này được kích hoạt bởi Saga Execution Controller trong trường hợp xảy ra sự cố để đảm bảo tính ổn định của hệ thống.

Saga Execution Controller (SEC) là thành phần tập trung kiểm soát các local transactionsrollback events. Nó theo dõi tất cả các event của các transaction phân tán như một chuỗi thứ tự và quyết định về các rollback event trong trường hợp xảy ra sự cố. Bên cạnh đó, SEC đảm bảo rằng các rollback event không có bất kỳ side effects nào ngoài việc đảo ngược (reversing) các local transactions.

Note: SEC sử dụng một bản ghi nội bộ được gọi là Saga Log để theo dõi tất cả các transaction.

Khác với các ứng dụng monolithic truyền thống nơi một cơ sở dữ liệu đơn có thể xử lý tính nhất quán, microservices thường sử dụng nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau, làm cho việc duy trì tính toàn vẹn dữ liệu trên toàn bộ hệ thống sử dụng các transaction ACID tiêu chuẩn trở nên vô cùng khó khăn. Mô hình Saga giải quyết vấn đề này bằng cách chia một transaction thành các transaction nhỏ hơn, được xử lý bởi các service khác nhau.

Có 3 thành phần chính trong mô hình Saga bạn cần biết để hiểu cách nó hoạt động:

  • Local Transactions - Mỗi bước trong business process được thực hiện như là một local transaction trong service tương ứng của nó.
  • Compensation Transactions - Nếu một trong những local transaction thất bại, compensation transactions được kích hoạt trong các service nơi các bước trước đó đã được thực hiện thành công. Những compensation transactions này về cơ bản là các undo operations, đảm bảo hệ thống trở về trạng thái nhất quán ban đầu.
  • Communication - Các dịch vụ communicate với nhau thông qua các messages hoặc events. Điều này có thể là đồng bộ hoặc, phổ biến hơn, là bất đồng bộ sử dụng message queues hoặc event buses. Saga Execution Controller kích hoạt những events này trong trường hợp có sự cố để đảm bảo tính ổn định của hệ thống.

 

Cách triển khai mô hình SAGA

Có 2 phương pháp để triển khai mô hình Saga: Orchestration-Based Saga (Event based) và Choreography-Based Saga (Command based).

Chúng ta hãy cùng tham khảo từng phương pháp dựa trên một ví dụ thực tế sau đây:

Một hệ thống đơn giản Booking Service Online được xây dựng với kiến trúc Microservices mà tại đó có các service riêng lẻ như sau:

  1. Đặt vé (BookingService)
  2. Xử lý thanh toán (PaymentService)
  3. Cập nhật số ghế còn trống (SeatUpdating)
  4. Gửi xác nhận đến khách hàng (NotificationService)

Giả sử một khách hàng thực hiện việc đặt vé. Điều này đòi hỏi kích hoạt nhiều service theo thứ tự để hoàn thành quy trình bắt đầu từ việc Booking, Payment, Reserve SeatSend Confirmation.

saga-sample.jpeg

 

1. Triển khai bằng Orchestration-Based Saga

orchestrator.png

Trong mô hình Orchestration-Based Saga, một orchestrator (người điều phối) duy nhất sẽ quản lý tất cả các transaction và chỉ đạo các service thực hiện các local transactions.

Orchestrator hoạt động như một bộ điều khiển tập trung của tất cả các local transactions này và duy trì status của toàn bộ transaction.

SEC sẽ theo dõi tất cả các event này bằng cách sử dụng SEC Saga Log và thực hiện các rollback events trong trường hợp xảy ra sự cố.

Lợi ích:

  1. Phù hợp cho các quy trình làm việc phức tạp liên quan đến nhiều service cùng tham gia.
  2. Thích hợp khi có kiểm soát đối với từng service tham gia trong quy trình và kiểm soát đối với luồng hoạt động.
  3. Không tạo ra cyclic dependencies, vì orchestrator phụ thuộc một chiều vào các service tham gia của Saga.
  4. Các service tham gia không cần biết về các xử lý cũng như event của các service tham gia khác. Sự phân chia rõ ràng về mặt quan tâm giúp đơn giản hóa business logic.

Nhược điểm:

  1. Phức tạp hóa thiết kế, yêu cầu triển khai thêm một logic orchestration.
  2. Có một point of failure bổ sung, vì orchestrator quản lý toàn bộ quy trình làm việc. Nếu orchestrator gặp sự cố thì toàn bộ quy trình đều ngừng hoạt động.
  3. Bottle neck/Letancy: khi số lượng services trong qua trình xử lý tăng lên cao thì rất dễ bottle neck.
  4. Design hệ thống không cẩn thận cũng rất dễ dính vào cái bẫy distributed monolithic application.

 

Hãy xem xét ví dụ mình giải thích trước đó và chia nhỏ mô hình Orchestration-Based Saga thành các bước:

Bước 1 — Người dùng gửi yêu cầu Booking

Khi người dùng gửi yêu cầu Booking mới, BookingService nhận yêu cầu POST và tạo orchestrator mới cho quá trình Booking.

 

saga-sample-2.jpeg

Bước 2 — Orchestrator tạo Booking mới

Sau đó, Orchestrator tạo một Booking mới trong trạng thái PENDING và gửi command PAYMENT_PROCESS đến PaymentService.

saga-sample-3.jpeg

Bước 3 — Thực hiện tất cả các dịch vụ tương ứng

Sau khi PaymentService xử lý thành công, orchestrator sẽ gọi service SeatUpdating để thực hiện tiếp quy trình.

Tương tự, tất cả các service sẽ được gọi một cách tuần tự, và orchestrator sẽ được thông báo về việc transaction SUCCESS hay FAIL.

Bước 4 — Chấp nhận hoặc từ chối Booking

Sau khi mỗi service hoàn tất local transactions của mình, chúng sẽ thông báo status của transaction cho orchestrator. Dựa trên phản hồi đó, orchestrator có thể Approve hoặc Reject Booking bằng cách cập nhật state của Booking.

Nhưng nếu transaction SeatUpdating thất bại thì sao? Service SeatUpdating sẽ thông báo cho SEC về sự cố, và SEC sẽ bắt đầu các rollback các events tương ứng và kết thúc quá trình Booking bằng cách đặt state của Booking thành FAIL.

 

saga-sample-5.jpeg

 

Mô hình Orchestration-Based Saga phức tạp hơn so với mô hình Choreography-Based Saga, tuy nhiên đổi lại, nó phù hợp trong các tình huống như:

  1. Khi đã triển khai sẵn các microservices.
  2. Khi một số lượng lớn các microservices tham gia vào một transaction duy nhất.

 

2. Triển khai bằng Choreography-Based Saga

choreography-pattern.png

Trong mô hình Choreography-Based Saga, tất cả các service tham gia vào transaction phân tán sẽ emit một event mới sau khi hoàn thành các local transactions của chúng.

Phương pháp Choreography-Based Saga khôngorchestrator để chỉ đạo và thực hiện các local transactions. Thay vào đó, mỗi service sẽ chịu trách nhiệm tạo ra một event mới và nó sẽ kích hoạt transaction của service tiếp theo.

Lợi ích của mô hình này

  1. Phù hợp cho các quy trình làm việc đơn giản yêu cầu ít bên tham gia và không cần logic điều phối.
  2. Không đòi hỏi triển khai và bảo trì dịch vụ bổ sung.
  3. Trách nhiệm được phân phối qua các bên tham gia của Saga, do đó không sinh ra point of failure.

Nhược điểm:

  1. Quy trình làm việc có thể trở nên rối hơn khi thêm các step mới, đồng thời khó theo dõi được service nào của Saga đang lắng nghe sự kiện nào nào.
  2. Có rủi ro về cyclic dependencies giữa các bên tham gia của Saga vì chúng phải consume các message của nhau.
  3. Quy trình Kiểm thử tích hợp khó khăn vì tất cả các service phải đang chạy để mô phỏng một transaction.
  4. Ngoài ra việc các business logic phân tán ở nhiều chỗ khiến việc hiểu toàn bộ flow trở nên khó khăn hơn.

 

Ví dụ, quá trình Booking chúng ta đã thảo luận trước đó sẽ trông như sau với phương pháp Choreography-Based Saga:

saga-introduction.jpeg

Như bạn có thể thấy, phương pháp này đơn giản hơn so với phương pháp Orchestration-Based Saga. Vì vậy, phương pháp Choreography-Based Saga thích hợp hơn trong các tình huống như:

  1. Khi triển khai các microservices mới từ đầu.
  2. Khi một số lượng nhỏ các microservices tham gia vào một transaction duy nhất.

 

Các vấn đề cần xem xét khi triển khai mô hình Saga:

  1. Mô hình Saga có thể khá khó khăn ban đầu, vì nó đòi hỏi cách tư duy mới về cách phối hợp một transaction và duy trì tính nhất quán dữ liệu cho một business process bao gồm nhiều microservices.
  2. Mô hình Saga khó debug, và độ phức tạp tăng lên khi số lượng service tham gia tăng lên.
  3. Dữ liệu khó có thể được rollback khi mà các service tham gia của Saga commit các thay đổi vào local databases của chúng.
  4. Khi triển khai phải có khả năng xử lý một tập hợp các lỗi tạm thời có thể xảy ra và cung cấp tính đồng nhất để giảm thiểu các side effects và đảm bảo tính nhất quán dữ liệu.
    Đồng nhất có nghĩa là cùng một hoạt động có thể được lặp lại nhiều lần mà không làm thay đổi kết quả ban đầu.
  5. Nên triển khai observability để kiểm tra và theo dõi quy trình làm việc của Saga.
  6. Việc thiếu tính isolation của data của các service tham gia tạo ra thách thức về tính bền vững.
  7. Các hiện tượng bất thường sau có thể xảy ra nếu không có các biện pháp phòng ngừa thích hợp:
    • Lost updates - Mất cập nhật, khi một Saga ghi mà không đọc những thay đổi được thực hiện bởi một Saga khác.
    • Dirty reads - Đọc không an toàn, khi một giao dịch hoặc một Saga đọc các cập nhật được thực hiện bởi một Saga khác mà chưa hoàn thành những cập nhật đó.
    • Fuzzy/nonrepeatable reads - Đọc mơ hồ/không lặp lại, khi các step khác nhau của Saga đọc dữ liệu khác nhau vì có một thay đổi dữ liệu bất thường xảy ra ở giữa.
  8. Các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu hoặc ngăn chặn các hiện tượng bất thường bao gồm:
    • Semantic lock - Khóa ngữ nghĩa, một khóa cấp ứng dụng mà transaction có thể sử dụng để chỉ định một thay đổi đang diễn ra và chưa hoàn thành.
    • Commutative updates - Cập nhật giao hoán - có thể thực hiện theo bất kỳ thứ tự nào và tạo ra cùng một kết quả.
    • Pessimistic view - Quan điểm bi quan: Có khả năng một Saga đọc dữ liệu không an toàn trong khi Saga khác đang chạy một compensation để rollback.
      Quan điểm bi quan sắp xếp lại Saga để cập nhật dữ liệu cơ bản trong một transaction có thể thử lại, loại bỏ khả năng dirty reads.
    • Reread value - Đọc lại giá trị - xác nhận rằng dữ liệu không thay đổi, sau đó cập nhật lại log. Nếu log đã thay đổi, các bước sẽ bị hủy bỏ và Saga có thể khởi động lại.
    • Tạo ra một tệp versioning ghi lại các thao tác trên một bản ghi khi chúng được yêu cầu, sau đó thực hiện theo đúng thứ tự.
    • Tuỳ theo giá trị yêu cầu mà lựa chọn các cơ chế xử lý concurrency phù hợp.

Comments

Bài viết nổi bật

Dạo gần đây đi đâu cũng nghe nói về microservices, người người nhà nhà rục rịch chuyển dịch hệ thống sang microservices. Trước khi đưa ra sự so sánh, mình sẽ khái quát một chút về Monolith Application và MicroServices một chút cho các bạn chưa biết nắm rõ hơn nhé.
PHP là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới trong lập trình web. Nó cũng bị ghét nhất. Nhưng tại sao nhiều developer lại ghét nó đến vậy? Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do xem chúng có thuyết phục không nhé ^_^
Lúc trước mình hay sử dụng cách này trên laptop phụ của mình, giờ mua license luôn rồi. Hôm nay mình xin chia sẻ cho bạn nào cần nhé.
JWT Tokens là một cách thức lưu trữ thông tin xác thực hiệu quả, nhưng làm cách nào để chúng ta có thể giúp chúng an toàn hơn? Có 2 cách thường dùng để lưu trữ JWT Tokens là LocalStorage và Cookies. Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu "mổ xẻ" các ưu - nhược điểm của mỗi loại nhé.
Có khá nhiều bạn đã yêu cầu mình một bài viết về Repository Design Pattern. Vậy mục đích của nó là gì? Nó có thực sự cần thiết cho ứng dụng của bạn hay không? Những điểm mạnh, điểm yếu của nó là gì? Chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Mục lục

Related posts

Triển khai Saga Pattern trong microservices với NodeJS và Choreography-Based Saga
Một API cho phép giao tiếp hai chiều giữa các ứng dụng phần mềm thông qua các requests. Một Webhook là một API nhẹ, hỗ trợ chia sẻ dữ liệu một chiều được kích hoạt bởi các events.
Một trong những câu hỏi được đặt thường xuyên nhất về TypeScript là liệu chúng ta nên sử dụng interface hay type. Câu trả lời cho câu hỏi này, giống như nhiều câu hỏi lập trình khác, là nó phụ thuộc vào tình hình cụ thể. Trong một số trường hợp, một cái có lợi thế rõ rệt hơn cái kia, nhưng trong nhiều trường hợp, chúng có thể thay thế cho nhau.
Đây là các types cơ bản nhưng cũng phổ biến nhất trong Typescript. Một số types khác phức tạp hơn cũng được xây dựng dựa trên những types cơ bản này.
Trong thế giới lập trình, trách nhiệm lớn nhất của chúng ta không phải chỉ làm cho code chạy được, mà còn phải đảm bảo rằng các đoạn code mà chúng ta viết có thể dễ dàng kiểm tra và bảo trì trong một khoảng thời gian dài.
Phân trang - một thành phần không thể thiếu trong các ứng dụng có lượng dữ liệu lớn. Tuy nhiên, bạn hiểu được bao nhiêu về nó?
Javascript là một thành phần không thể thiếu đối với frontend developers. Tuy nhiên, ngay từ lúc ra đời, nó đã tồn tại khá nhiều vấn đề cần khắc phục. Đó là lý do tại sao từ 2015 (ES6) tới 2021 (ES12) ra đời nhằm giúp Javascript trở nên tốt hơn.
Dạo này mình làm việc với mấy bạn trên github, thấy hay xài mấy từ viết tắt mà mình không hiểu lắm. Thôi thì tổng hợp lại một list các từ viết tắt hay dùng trong github luôn cho ai cần :D
Dạo gần đây đi đâu cũng nghe nói về microservices, người người nhà nhà rục rịch chuyển dịch hệ thống sang microservices. Trước khi đưa ra sự so sánh, mình sẽ khái quát một chút về Monolith Application và MicroServices một chút cho các bạn chưa biết nắm rõ hơn nhé.
Cách bỏ qua câu lệnh --set-upstream quen thuộc cho các con lười
Mình sẽ giới thiệu 2 cách để xóa một property trong Javascript Object. Một cách sử dụng mutable - toán tử delete, một cách còn lại là immutable - tính năng Object Restructuring.
Đây là một khái niệm rất quan trọng trong Functional Programming. Ở đây mình sẽ cho ví dụ dựa trên Javascript, cụ thể là TypeScript, do đó mình hi vọng các bạn đã có một số kiến thức nhất định về JS trước. Điều này sẽ giúp bạn nắm bắt nội dung bài viết dễ dàng hơn.

Tin mới nhất

Triển khai Saga Pattern trong microservices với NodeJS và Choreography-Based Saga
Mô hình Saga đưa ra một giải pháp có cấu trúc để giải quyết thách thức này. Nó cung cấp một phương pháp có hệ thống để quản lý transaction qua nhiều microservices. Điều này giải quyết những phức tạp của các transaction phân tán và hoàn toàn tương thích với các nguyên tắc của kiến trúc microservices, được đặc trưng bởi sự kết nối lỏng lẻo và khả năng triển khai độc lập của các service.
Một API cho phép giao tiếp hai chiều giữa các ứng dụng phần mềm thông qua các requests. Một Webhook là một API nhẹ, hỗ trợ chia sẻ dữ liệu một chiều được kích hoạt bởi các events.
Một trong những câu hỏi được đặt thường xuyên nhất về TypeScript là liệu chúng ta nên sử dụng interface hay type. Câu trả lời cho câu hỏi này, giống như nhiều câu hỏi lập trình khác, là nó phụ thuộc vào tình hình cụ thể. Trong một số trường hợp, một cái có lợi thế rõ rệt hơn cái kia, nhưng trong nhiều trường hợp, chúng có thể thay thế cho nhau.
Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số khái niệm cơ bản nhất về AWS là gì và một số lợi ích khi sử dụng AWS.
Trở thành một software developer hiệu suất cao không phải là điều dễ dàng. Điều này đòi hỏi bạn phải có kỹ năng và kiến thức về lập trình, cũng như cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, nếu bạn có chút kiên nhẫn và sự nỗ lực, bạn hoàn toàn có thể trở thành một developer tài năng và thành công.
Đây là các types cơ bản nhưng cũng phổ biến nhất trong Typescript. Một số types khác phức tạp hơn cũng được xây dựng dựa trên những types cơ bản này.
Trong thế giới lập trình, trách nhiệm lớn nhất của chúng ta không phải chỉ làm cho code chạy được, mà còn phải đảm bảo rằng các đoạn code mà chúng ta viết có thể dễ dàng kiểm tra và bảo trì trong một khoảng thời gian dài.
Thông tin được định nghĩa dưới dạng dữ liệu, kiến thức về thông tin, và trí tuệ về tri thức.
Phân trang - một thành phần không thể thiếu trong các ứng dụng có lượng dữ liệu lớn. Tuy nhiên, bạn hiểu được bao nhiêu về nó?
Javascript là một thành phần không thể thiếu đối với frontend developers. Tuy nhiên, ngay từ lúc ra đời, nó đã tồn tại khá nhiều vấn đề cần khắc phục. Đó là lý do tại sao từ 2015 (ES6) tới 2021 (ES12) ra đời nhằm giúp Javascript trở nên tốt hơn.
Dạo này mình làm việc với mấy bạn trên github, thấy hay xài mấy từ viết tắt mà mình không hiểu lắm. Thôi thì tổng hợp lại một list các từ viết tắt hay dùng trong github luôn cho ai cần :D
Triển khai Saga Pattern trong microservices với NodeJS và Choreography-Based Saga
Mô hình Saga đưa ra một giải pháp có cấu trúc để giải quyết thách thức này. Nó cung cấp một phương pháp có hệ thống để quản lý transaction qua nhiều microservices. Điều này giải quyết những phức tạp của các transaction phân tán và hoàn toàn tương thích với các nguyên tắc của kiến trúc microservices, được đặc trưng bởi sự kết nối lỏng lẻo và khả năng triển khai độc lập của các service.
Một API cho phép giao tiếp hai chiều giữa các ứng dụng phần mềm thông qua các requests. Một Webhook là một API nhẹ, hỗ trợ chia sẻ dữ liệu một chiều được kích hoạt bởi các events.
Một trong những câu hỏi được đặt thường xuyên nhất về TypeScript là liệu chúng ta nên sử dụng interface hay type. Câu trả lời cho câu hỏi này, giống như nhiều câu hỏi lập trình khác, là nó phụ thuộc vào tình hình cụ thể. Trong một số trường hợp, một cái có lợi thế rõ rệt hơn cái kia, nhưng trong nhiều trường hợp, chúng có thể thay thế cho nhau.
Đây là các types cơ bản nhưng cũng phổ biến nhất trong Typescript. Một số types khác phức tạp hơn cũng được xây dựng dựa trên những types cơ bản này.